Đầu tư bất động sản không còn hấp dẫn ở Trung Quốc

Đầu tư bất động sản không còn hấp dẫn ở Trung Quốc

Gửi tiết kiệm, mua vàng trở thành kênh đầu tư lên ngôi ở đất nước tỷ dân Trung Quốc trong bối cảnh bất động sản và chứng khoán lao dốc không ngừng.

Sau khi xem xét cẩn thận và kỹ lưỡng lãi suất tiết kiệm của một số ngân hàng, Li Yuan quyết định gửi 200.000 nhân dân tệ (27.800 USD) vào một ngân hàng nhỏ với lãi suất 3,2% một năm trong ba năm. Đây là năm thứ hai người phụ nữ tại tỉnh Hồ Bắc gửi tiết kiệm toàn bộ số tiền tích lũy của mình.

Sở hữu một doanh nghiệp nhỏ, Li Yuan cho rằng bản thân may mắn khi đã vượt qua được đại dịch. Tuy vậy, cô cũng đang rất đau đầu trong việc tìm kiếm các kênh đầu tư an toàn. Cả thị trường bất động sản và chứng khoán đều xấu, dịch vụ quản lý tài sản (WMP) cũng khó đảm bảo mang đến lợi nhuận dương cho khách hàng.

"Cuối cùng tôi vẫn chọn gửi tiền vào ngân hàng, tuy lãi thấp nhưng ít nhất ổn định", Li Yuan nói.

Không chỉ Li Yuan, hàng triệu người thuộc tầng lớp trung lưu tại Trung Quốc cũng ưu tiên kênh trú ẩn ít rủi ro như gửi tiết kiệm, mua vàng, bảo hiểm nhân thọ. Trong khi đó, bất động sản và chứng khoán, vốn là hai kênh đầu tư làm giàu được ưa chuộng, nhưng bây giờ lại rơi vào cảnh "thất sủng".

Một khu chung cư ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc. Ảnh: SCMP

Một khu chung cư ở tỉnh Quảng Đông, phía Nam Trung Quốc. 

Với thị trường bất động sản, tính đến cuối năm ngoái, giá nhà ở 70 thành phố lớn và vừa đã sụt giảm với tốc độ nhanh nhất trong gần 9 năm, theo dữ liệu của Tổng cục Thống kê Quốc gia Trung Quốc (NBS). Doanh số và doanh thu bán bất động sản trên khắp cả Trung Quốc năm 2023 đều xuống dốc, lần lượt 8,5% và 6,5% so với năm 2022.

Trên thị trường chứng khoán, xu hướng bán tháo đã đẩy chỉ số CSI 300 giảm xuống mức thấp nhất 5 năm trong phiên giao dịch ngày 22/1. Trong đó, nhiều nhà đầu tư cá nhân đã chứng kiến tài sản mình giảm mạnh vì cuộc khủng hoảng bất động sản. CSI 300 theo dõi cổ phiếu của 300 công ty có vốn hóa lớn ở hai sàn giao dịch Thượng Hải và Thâm Quyến.

Thị trường chứng khoán Trung Quốc lao dốc đã giáng một đòn nặng nề cho các nhà đầu tư nước ngoài. Khoảng 90% số vốn của nhà đầu tư ngoại đã bị rút khỏi thị trường Trung Quốc trong năm 2023.

Chứng khoán Trung Quốc mất sạch thành quả tăng giá kể từ đầu năm - Tạp chí  Kinh tế Sài Gòn

Bà Evelyn Xu, một chuyên viên quản lý tài sản tại một ngân hàng ở thành phố Hàng Châu (Trung Quốc), cho biết rằng dù các ngân hàng trung ương liên tục hạ lãi suất năm ngoái, thì số lượng người quan tâm và gửi tiết kiệm vẫn gia tăng. Nhiều khách hàng đã rút tiền khỏi dịch vụ tài chính Private Banking của ngân hàng tư nhân, chuyển sang gửi tiết kiệm kỳ hạn ba năm. Với những nhà đầu tư WMP, thay vì kén chọn mức lợi nhuận hàng năm, giờ họ chỉ muốn đảm bảo không lỗ, trong khi trước đây có thể lãi lên tới 5%.

Mua vàng cũng trở thành một kênh đầu tư lên ngôi tại Trung Quốc. Theo báo cáo của Hội đồng Vàng thế giới (WCG), đầu tư vào vàng miếng và tiền xu ở Trung Quốc trong năm 2023 đã tăng vọt 28% so với 2022, lên 280 tấn. Trên thị trường trang sức toàn cầu, Trung Quốc chiếm 17% nhu cầu về vàng.

Dân Trung Quốc đổ xô mua vàng | VTV.VN

"Triển vọng với bất động sản và chứng khoán Trung Quốc đang rất yếu", Zhang Ting, nhà phân tích tại một ngân hàng ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, cho hay.

Nhà tồn kho tại Trung Quốc đủ cho 150 triệu người ở - VnExpress

Theo Zhang Ting, người tiêu dùng vẫn đổ xô đi mua vàng dù giá vàng đang rất đắt đỏ cho thấy họ ngày càng lo ngại về sự suy thoái của nền kinh tế. Do đó, doanh số bán vàng dự kiến tiếp tục ở mức cao trong khoảng thời gian tới.

Trích nguồn

Việt Nam lọt top 3 thị trường bất động sản được săn đón ở khu vực

← Bài trước Bài sau →